top of page

HÀNH TRÌNH LÀM MỘT CON PHÍM TỪ CON SỐ 0 - IPWT HOLY

Bạn muốn một con phím đúng nghĩa custom dành cho cá nhân? Bạn chưa tìm được một con phím vừa ý trong vô số GB trên thị trường? Bạn…rảnh và nhìu tèn? Vậy tại sao không tự thỏa mãn bằng việc tự sản xuất một con phím cho riêng mình nhỉ. Bạn sẽ có một con phím với màu tự chọn, kiểu dáng theo ý thích, dị cỡ nào cũng có :)) với những điểm cá nhân hóa độc nhất. Nếu bạn có ý định tự thực hiện một con phím và không biết phải bắt đầu từ đâu thì (có lẽ) bài viết này sẽ giúp được bạn giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí trong toàn bộ quá trình, ok gét gô. Lưu ý: bài viết dựa trên trải nghiệm của mình sau khi sản xuất tổng cộng hơn 10 con phím IPWT Holy, từ một người có một ít kiến thức cơ bản về phím cơ và không hề có tí kiến thức nào về thiết kế 3D/CNC nên các thông tin về chuyên môn có lẽ sẽ không chính xác 100%, rất mong mọi người góp ý để cải thiện bài viết, chin cám ơn. ĐẦU TIÊN LÀ TIỀN ĐẦU Mình phải nói trước là chi phí tự sản xuất thường sẽ KHÔNG RẺ HƠN một con phím layout tương tự khi bạn mua GB. Nếu bạn lan man không biết mình muốn gì, không biết mình đang làm gì thì tỉ lệ con phím đầu tiên bạn chạy ra tạch là hơn 50%. Nếu bạn có khả năng vẽ 3D thì sẽ dễ dàng hơn trong việc hiện thực hóa ý tưởng của mình, và cũng đỡ tốn tiền thiết kế, tương tự nếu bạn có kỹ năng trong việc thiết kế PCB, còn mình không biết gì hết nên sẽ phát sinh kha khá chi phí. Với tinh thần chia sẻ thì mình cũng bật mí luôn về giá cost của IPWT Holy. Với bản Proto đầu tiên của mình (hình 2345), tạ nhỏ, case dạng 2 mảnh chồng lên nhau (stacked) chi phí hoàn thiện sẽ rơi vào khoảng 6tr tính luôn mạch và anode. Còn với bản final sau khi thay đổi kết cấu thành seamless (top trùm kín bot - hình 6) thì chi phí CNC đội lên hơn 150%, thêm tạ đồng lớn thì chi phí sẽ nằm khoảng gần 9tr chưa gồm mạch. Đó là chưa kể thiết kế, mạch, packing, sản xuất proto…cho nên trước đây có ông nào nói mình làm phím bán giá gấp đôi thì mất quan điểm quá =)) TÌM CHỖ LÀM Khi mình bắt đầu làm phím thì để tìm được một xưởng CNC nhận hàng lẻ và có hỗ trợ thiết kế là một vấn đề khá khó. Sau khi tìm hiểu và được thằng bạn giới thiệu mình đã liên hệ được xưởng có nhận lẻ là Rshape (hành trình bắt đầu từ 02/09/2020) - ở đây mình muốn make it clear là bài viết này không mang tính quảng cáo, vì kiểu gì cũng sẽ có nhiều bạn vào hỏi nên mình thông tin luôn. Và khi đã có chỗ làm rồi, thì bạn PHẢI trao đổi, chia sẻ hình ảnh/ý tưởng của mình với họ để hiểu được nhu cầu của bạn hơn, vì nói thẳng thì hầu hết xưởng CNC đều làm những sp số lượng lớn, độ hoàn thiện chi tiết chỉ ở mức 6.5/10, và thường đi kèm với những tư duy khá khó chấp nhận đối với 1 con phím như: “Ở ngoài đẹp là được rồi, ở trong ai nhìn thấy đâu?” Đặc biệt là những nơi chưa từng làm qua một sản phẩm bàn phím thì họ sẽ không hiểu được cơ chế lắp ráp, thiết kế cơ bản của một con phím như thế nào. Lúc này kiến thức của bạn là một thứ khá quan trọng, hoặc đơn giản hơn, bạn cứ mang một con phím tương tự cho người ta kiểm tra, đo đạc lấy số liệu rồi dựng lên bộ khung cơ bản, từ đó sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian. Trong quá trình sản xuất, bạn phải theo sát và sau khi xong phần cơ bản thì nên trực tiếp xem/sờ nó để có thể kịp thời chỉnh sửa nếu cần thiết. Ý TƯỞNG. Khâu này RẤT RẤT RẤT quan trọng, vì bạn phải biết BẠN MUỐN GÌ? Chứ không phải cứ gửi ảnh con phím qua kêu làm y chang hoặc tưởng tượng trong đầu rồi nói miệng lại thì rất mất thời gian để đến được thiết kế cuối cùng. 1. Layout (Plate) & PCB: đây là 2 thứ có liên quan mật thiết bạn phải nghĩ tới đầu tiên Có các loại layout cơ bản như 30 / 40 / 50 / 60 / 65 / 75 / TKL / Fullsize / … Sau khi chọn được layout bạn phải tìm đc PCB phù hợp với layout đó, nếu chơi layout dị chưa ai làm hoặc không mua được PCB thì sẽ phát sinh thêm công đoạn tự làm PCB Đối với một layout mới hoàn toàn thì các bạn có thể thực hiện theo thứ tự sau:

  • Sắp xếp lại layout của mình trên các trang web như KeyboardLayoutEditor, dạo này hình như có thêm website mới của ai03 nhưng mình không nhớ rõ, anh em bổ sung dùm nhé.

  • Xuất ra được file plate, đây sẽ là cơ sở đầu tiên của con phím của bạn

  • Gửi file plate cho các bạn nhận làm PCB và đặt làm (các lưu ý ở đây là: layout mà PCB sẽ hỗ trợ, các vị trí bạn muốn đa layout như split/iso, plate dùng stab plate-mount hay pcb-mount để designer làm việc cho chuẩn, keymap bằng QMK/VIA)

Layout mình chọn là Split-ergonomic hay còn gọi là layout TGR Alice, PCB dùng Wonderland vì có hỗ trợ switch Alps. Với phiên bản GB mình dùng PCB Adelais của hãng mạch điện tử nội địa Mechlovin’ - cám ơn các anh em bên này đã support nhiệt tình, đặc biệt là cám ơn êm Vu Quang Nguyen về quả plate ALPS Note thêm một tí về Plate: hiện tại ở Việt Nam cụ thể là TPHCM thì ngoại trừ các loại chất liệu cơ bản như đồng, nhôm thì đối với Polycarbonate (PC) thì các bạn có thể tìm phôi ở khu vực đường Lý Thường Kiệt, khi mua các bạn hỏi tấm lợp lấy sáng là người ta sẽ biết, có loại 1.5mm thích hợp để làm plate luôn, giá sẽ khoảng hơn 200k (hình như mình mua 270, k nhớ rõ) cho 1 mét dài - khổ 1m2, tấm này b sẽ cắt được khoảng 30 cái plate 60% cơ bản. Tiền cắt Laser sẽ khoảng mấy chục nghìn 1 plate. Theo minh thì plate PC và Acrylic (Mica) chả có j khác nhau, Mica còn ngon hơn vì nó k dặt dẹo nhiều như PC. Đối với FR4, nói đơn giản đây là chất liệu làm PCB, cách thức đặt thì cũng như đặt PCB thôi, thường số lượng min là 5 cái. 2. CASE Như mình có nói ở trên, đối với case bạn có thể “dựng”/clone lại một con phím khác hoặc chỉ lấy phần dáng cơ bản rồi chỉnh sửa các chi tiết theo ý muốn. Nhưng nếu để clone y chang thì mình nghĩ bạn nên đi mua cho rồi chứ làm mắc lắm :)) Những chi tiết khi làm case các bạn cần lưu ý đó là:

  • Kiểu case: đơn giản và rẻ nhất có lẽ là stacked với 2 mảnh top và bot chồng lên nhau. Theo kiểu seamless (không có đường ghép ở cạnh phím) thì chi phí sẽ cao hơn kha khá. (hình 23456)

Phần hoàn thiện cạnh phím (gọi là chamfer), phổ biến thì có thể gọt vát xéo cạnh hoặc bo tròn (Hình 7) Độ dốc phổ biến là 7 độ.

  • Kiểu mount: xác định kiểu mount mà bạn mong muốn như tray/sandwich/top/gasket (riêng gasket sẽ ảnh hưởng đến thiết kế của plate, cũng như lựa chọn vật liệu làm gasket, nguồn cung cấp vật liệu)

  • Tạ: có thể dùng các chất liệu như Inox / đồng để tăng độ nặng/đầm cho bàn phím, còn nếu dùng “tạ” nhôm thì mình nghĩ khỏi làm tạ chi mắc công :)) lại phát sinh thêm chi phí cắt gọt.

Với mình thì công đoạn này nhờ có bạn thiết kế ở xưởng nên khá dễ dàng mặc dù phải chỉnh sửa kha khá nhưng vì mình đã hình dung được con phím nên cũng không khó khăn lắm. Con phím của mình bản proto được vẽ mới hoàn toàn dựa theo 1 bản vẽ 3D xin được từ một redditor và tham khảo từ con phím Adelais của chú Nguyễn Vũ Hoàng. Sau đã có những điều chỉnh lớn để đi đến thiết kế final.

  1. Phần finish

  • Đầu tiên dĩ nhiên là Anode, hiện tại theo mình test thì đẹp nhất (ở TPHCM) có lẽ là Alutek, nhưng nó xa thì thôi rồi, từ nhà mình lên đây đi về hơn 35km, mỗi lần đi anode như đi phượt vậy :)). Ưu điểm là bắn cát rất mịn, anode màu ra ngon lành. Khuyết điểm lớn nhất là phần lưu kho, bạn nên dặn kỹ là làm xong thì liên hệ để gửi hàng cho bạn ngay hoặc bạn tự lên lấy càng sớm càng tốt, vì đảm bảo với các bạn nếu lưu kho thì sẽ cấn/xước. Chi phí cho phím 2 mảnh sẽ khoảng 400-600k tùy kích thước.

  • Cerakote: phương án này mình sẽ không nói nhiều vì thấy ở VN cũng ít chỗ làm đẹp, chi phí thì lại rất cao, tầm hơn 2tr/phím.

  • Sơn: về E-coating (sơn điện di) thì mình chưa thử, đã thử qua sơn tĩnh điện (sơn oto, xe máy) thì mình thấy thích hơn, vì nếu bạn tìm được một xưởng sơn xịn, bạn chỉ cần đưa ảnh màu bạn muốn họ sẽ pha được màu giống 95%, được chọn kiểu finish như bóng, mờ, nhám theo ý thích (hình 89), Về độ bền thì mình đánh giá sơn oto đạt 8/10 so với sơn E-coating, vì cho dù sơn E-coating hay ngay cả là Cerakote thì nó cũng sẽ tróc/sờn ở các cạnh tiếp xúc trực tiếp với nhau, các bạn nào dùng case E-coating rồi sẽ hiểu. Chi phí sơn tĩnh điện cho 1 con phím sẽ khoảng 300-500k.

Note về vấn đề reanode, fix cấn/xước: reanode thực chất rất đơn giản, một lần mình làm xong thấy sai màu và muốn làm lại thì thấy họ mang vào xả màu, khoảng 10p là xong. Để fix các vết xước lông mèo/sẹo chấm nhỏ dưới 1mm thì các bạn có thể bắn cát lại là sẽ cải thiện được, còn với các vết cấn cạnh thì phương án sẽ là CNC để vát cạnh cho mất đi phần cạnh bị cấn - mà cấn nhỏ thôi chứ móp luôn thì thôi, để đó xài luôn cho rồi. Tạm thời chỉ viết được nhiêu đây, anh em nào có thêm thắc mắc hoặc thấy có gì chưa chuẩn thì cứ comment hoặc inb mình sẽ hỗ trợ/giải đáp trong khả năng.


Copy from Kent Lam










22 views0 comments
bottom of page